Khách hàng tiềm năng là ai? Tìm kiếm khách hàng tiềm năng như thế nào? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người kinh doanh đồ sơ sinh và không phải ai cũng có câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi này. Chỉ khi tìm ra được khách hàng tiềm năng thì bạn mới có thể bắt đầu kinh doanh thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin về khách hàng tiềm năng cũng như cách thức để tìm kiếm được khách hàng tiềm năng hiệu quả.
1. Khi bắt đầu tìm kiếm khách hàng tiềm năng bạn phải trả lời câu hỏi như thế nào là một khách hàng tiềm năng?
Nhìn chung một khách hàng tiềm năng sẽ là khách hàng mang lại rất ít giá trị trước mắt nhưng có thể mang lại giá trị lớn trong tương lai. Nói dễ hiểu hơn đối với lĩnh vực kinh doanh đồ sơ sinh thì khách hàng tiềm năng là những khách hàng đang có nhu cầu hoặc sẽ có nhu cầu về đồ sơ sinh nhưng lại chưa bao giờ mua đồ sơ sinh của bạn. Có thể họ chưa biết đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn hoặc sản phẩm của bạn chưa đủ để làm họ hài lòng. Với những khách hàng này bạn hoàn toàn có thể biến họ thành khách hàng trung thành của mình nếu như có những chiến lược marketing tốt.
Bạn có thế xác định nhóm khách hàng tiềm năng bằng cách thực hiện các biểu đồ phân tích khách hàng. Dựa trên biểu đồ bạn có thể xác định được giá trị mà một khách hàng có thể đem đến được cho bạn từ đó phát hiện nhóm khách hàng có giá trị nhất.
2. Các cách thức để thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng
Bạn càng có nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng thì càn dễ dàng trong quá trình lôi kéo họ mua sản phẩm của bạn. Bạn có thể thu thập thông tin về khách hàng bằng các cách như: hỏi chuyện các khách hàng hiện tại, tổ chức các buổi tri ân khách hàng, thu thập thông tin từ nhân viên bán hàng, các nhà phân phối. Ngoài ra bạn cũng có thể làm các cuộc điều tra thực tế về thói quen và hành vi của khách hàng hoặc có thể tìm kiếm danh sách khách hàng trên website của đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng bằng các cách như sau:
– Bạn nên trò chuyện với khách hàng hiện tại của mình, để họ luôn tin cậy và giới thiệu cho bạn bè, người thân của họ biết đến cửa hàng của mình để mua hàng.
– Tổ chức các hội nghị khách hàng giúp khách hàng của bạn hiểu thêm về cửa hàng, về sản phẩm đồ sơ sinh mà bạn đang bán.
– Thu thập thêm thông tin từ các nhân viên bán hàng/các nhà phân phối – những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng.
– Tìm kiếm danh sách khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
– Nghiên cứu thị trường để có thể biết được thói quen và hành vi của khách hàng
Khách hàng tiềm năng – bạn cần biết điều gì?
– Các thông tin cơ bản bạn cần biết về một khách hàng bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, lối sống, xu hướng chi tiêu.
– Bạn cần biết được khách hàng thường mua sản phẩm đồ sơ sinh khi nào? bao nhiêu lần? Họ có thường xuyên thay đổi địa điểm mua hàng không? Họ có phải là người quyết định mọi vấn đề chi tiêu trong gia đình? Họ cần biết những thông tin gì về sản phẩm đồ sơ sinh của bạn? Họ có phải là người nhạy cảm về giá cả không?
– Bạn cần biết được khách hàng sử dụng sản phẩm làm gì? Có thường xuyên không? Họ mong đợi gì về sản phẩm có thể phục vụ cuộc sống của khách hàng được tốt hơn không?
Thông tin bạn thu thập được về khách hàng cũng giúp cho bạn biết làm thế nào để có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn muốn mở một chiến dịch quảng cáo dùng phương tiện truyền thông của địa phương như loa đài, báo chí, phải đảm bảo rằng bạn biết: nhóm khách hàng mà bạn nhắm tới có đọc báo không, họ đọc những tờ báo nào và có thường xuyên đọc không.
Bạn sẽ thấy cần thiết phải thay đổi chiến lược tiếp thị của mình sau khi thu thập được thông tin về khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn không đọc báo thì không nên tốn tiền đăng quảng cáo trên phương tiện truyền thông của địa phương như loa đài, báo chí này nữa. Ngoài ra, nếu khách hàng của bạn dễ dàng chuyển địa điểm mua hàng và nhạy cảm với giá cả, bạn nên giới thiệu chính sách giảm giá cho những đơn đặt hàng với số lượng lớn để có thể giữ chân nhóm khách hàng mà bạn nhắm tới. Nếu khách hàng của bạn không được thông báo về thông tin của sản phẩm, bạn cần phải cung cấp những tờ rơi đi kèm với những gói hàng.
Ngoài ra, hiện nay 99% khách hàng của bạn hay sử dụng mạng internet, bạn nên tăng cường đầu tư vào việc triển khai bán đồ sơ sinh onlline có thể lập một fanpage trên facebook, cập nhật và hoàn thiện trang web, cuối cùng bạn có thể vừa bán đồ sơ sinh online lại có thể bán tại cửa hàng. Bạn có thể sử dụng facebook, zalo, instagram để có thể giúp khách hàng tiếp cận được thông tin về sản phẩm đồ sơ sinh của bạn một cách nhanh nhất.
3. Cách lập một kế hoạch tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Đối tượng khách hàng của bạn sẽ là trẻ sơ sinh và các ông bố bà mẹ đang có con nhỏ. Tuy nhiên trẻ sơ sinh thì không thể là người ra quyết định mua hàng vậy nên bạn có thể xác định khách hàng của mình chính là những người đang mang thai hoặc mới sinh con. Hãy khoanh vùng những khu vực tập chung nhiều đôi vợ chồng trẻ, sắp sinh con hoặc sẽ sinh con để khai thác. Sau đó tìm hiểu xem khách hàng của bạn muốn được tư vấn gì? sẽ hứng thú với chủ đè nào? họ sẽ tới đâu để mua đồ cho trẻ sơ sinh? Họ yêu cầu gì ở một sản phẩm đồ sơ sinh?
Sau khi đã có những thông tin cần thiết thì bạn phải tiến hành phân tích và chọn lọc các thông tin. Hãy phân loại các nhóm khách hàng theo tiêu chí của chính họ và cố gắng đáp ứng được những nhu cầu của họ và đừng quên giới thiệu thương hiệu của bạn đến khách hàng
4. Chủ động khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng có thể sẽ mang lại cho bạn một “mỏ vàng” lớn nhưng lại rất khó để đào được “mỏ vàng” này. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận, thử tưởng tượng xem khách hàng thấy gì khi đến với cửa hàng của bạn. Hàng hóa có được bày trí gọn gàng đẹp mắt, có dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm không, có gì để đảm bảo sản phẩm sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ? Hàng hóa có thực sự chất lượng và hấp dẫn?
Bạn cần phải có những tiêu chí khiến khách hàng sẽ chọn mua hàng của bạn mà không chọn mua hàng của đối thử. Không hẳn là sản phẩm vì các sản phẩm đồ sơ sinh rất phổ biến trên thị trường. Hãy mang lại giá trị khác cho khách hàng, ví dụ như dịch vụ.
Một khách hàng được gọi là tiềm năng thì sẽ không chủ động tìm đến bạn mà bạn phải là người chạy theo họ, tìm đến họ. Ví dụ như một cặp vợ chồng còn chưa có con nhưng bạn có thể phát tờ rơi cho họ, giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Như vậy bạn đã tạo được ấn tượng với họ và bạn sẽ được ở trong danh sách chọn lựa của họ khi có nhu cầu. Ngoài việc phát tờ rơi bạn cũng có thể dùng nhiều cách khác để giúp khách hàng biết đến thương hiệu của mình. Nhưng phải dùng những cách khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ và sẵn sàng hợp tác với bạn.
5. Dùng marketing để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tiếp cận khách hàng tiềm năng
Bạn có thể quảng bá thương hiệu của mình qua nhiều phương tiện như báo chí, tivi và các trang mạng xã hội. Với các doanh nghiệp nhỏ thì việc lựa chọn các trang mạng xã hội là phù hợp nhất. Khách hàng tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh đồ sơ sinh đa số ở những độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Ở độ tuổi này sẽ sử dụng mạng xã hội rất nhiều, chính vì vậy bạn nên tận dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá thương hiệu của mình. Một khách hàng không thể đến mua hàng của bạn khi không biết bạn là ai và bạn bán sản phẩm gì, vì vậy hãy quảng bá thương hiệu của mình thật tốt.
Ngoài ra, khi sử dụng các trang mạng xã hội như facebook bạn còn có thể được phân phối đến tập khách hàng của mình một cách tự nhiên hoặc phải trả một khoản phí thấp hơn nhiều so với báo chí hay tivi.
6. Khai thác yếu tố cảm xúc để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Cảm xúc là thứ quyết định cách mà chúng ta mua hàng. Lúc vui, chúng ta có thể quyết định mua hàng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, phần lớn các thương hiệu lại chưa biết cách tận dụng cơ hội này để phát triển mối liên kết về mặt cảm xúc với người mua. Tương tự với một khách hàng tiềm năng bạn cũng có thể liên kết tới cảm xúc của họ để dễ dàng nhận được những thông tin khách hàng chính xác. Khi nội dung của bạn truyền tải tới người dùng thông điệp khiến họ vui vẻ và hạnh phúc thì họ sẽ có những phản hồi tích cực và tự nguyện. Đối với lĩnh vực kinh doanh đồ sơ sinh lại càng dễ dàng liên kết được với cảm xúc cả khách hàng. Với những món đồ cho trẻ con dễ thương sẽ luôn tạo được cảm giác yêu thích cho khách hàng
7. Sử dụng hiệu ứng lan truyền để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Con người thường có xu hướng tin tưởng những người đi trước, cụ thể là những người đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó và đã có những đánh giá tốt về chúng. Khách hàng có thể không hoàn toàn tin vào những thông tin mà bạn đưa ra, những quảng cáo mà họ đã thấy thông qua các phương tiện truyền thông. Nhưng họ lạ thường khá yên tâm mỗi khi đọc phần đánh giá của những người đã từng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Hầu hết các bà bầu thường hỏi các địa điểm mua đồ sơ sinh qua họ hàng người thân. Thử tưởng tượng nếu họ hàng, người thân đó là khách hàng cũ của bạn và họ hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Lúc đó, bạn nghiễm nhiên có một khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của mình mà không phải marketing hay giới thiệu gì cả. Để đạt được điều đó bạn cần chăm sóc khách hàng thật tốt và có những chính sách tri ân khách hàng. Ngoài việc giới thiệu cho người khác khác hàng cũ cũng sẽ lại có nhu cầu khi họ tiếp tục sinh con vì vậy bạn phải luôn nắm bắt được khách hàng của mình dù là mới hay cũ
8. Khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng cần giới thiệu sản phẩm đến khách hàng bằng cách trực quan
Nếu bạn đưa cho khách hàng một lượng thông tin lớn lại toàn chữ là chữ thì sẽ khiến khách hàng thấy nhàm chán và không đọc. Không đọc đồng nghĩa với việc quá trình tiếp cận khách hàng của bạn đã thất bại. Nếu có đọc thì khách hàng cũng chưa chắc có thể nhớ được 1/5 số thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Thay vào đó bạn có thể truyền đạt thông tin đến khách hàng bằng ảnh hay video. Đối với các nội dụng trực quan sẽ có tác dụng kích thích các giác quan của khách hàng.
Bạn hãy thử tưởng tượng cùng là một bộ quần áo, bạn miêu tả chất liệu thoáng mát an toàn mà khách hàng không được sờ hay nhìn thấy thì cũng không tạo cho họ được ham muốn mua hàng. Nhưng thay vào đó bạn sử dụng một hình ảnh hay một video để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng sẽ khiến khách hàng thích thú và tò mò muốn mua hàng. Bên cạnh đó, nội dung được làm trực quan cũng có thể tác động đến cảm xúc của khách hàng và gây được sự chú ý hơn
Trên đây là 8 cách thức cơ bản giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chúc bạn tìm kiếm được khách hàng tiềm năng thành công và kinh doanh ngày càng phát triển.
Xem thêm: Kinh nghiệm thực tế giúp quản lý cửa hàng đồ sơ sinh hiệu quả